ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Ngày đăng: 09:42 AM 18/03/2020 - Lượt xem: 989

Sức khỏe răng miệng là vấn đề vô cùng quan trọng với mỗi người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu hết được tầm quan trọng của vấn đề này nên việc chăm sóc răng miệng chưa được đảm bảo. Từ đó phát sinh nhiều bệnh lý nha khoa

 

� Các vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi.

 

Nhiều người cho rằng “già thì phải rụng răng” và coi đó là lẽ đương nhiên. Cùng với đó là tâm lý ngại đi khám răng nên các bệnh lý nha khoa ở người lớn tuổi thường rất nghiêm trọng. Dưới đây là một số vấn đề răng miệng phổ biến ở người cao tuổi:

 

✔️ Lão hóa răng:

 

Lão hóa răng là tình trạng phổ biến ở người già. Lão hóa răng gây ra các biến đổi ở răng như mòn mặt nhai, xơ teo tủy răng, răng giòn dễ bị mẻ gãy, tụt nướu...ảnh hưởng không nhỏ tới sức ăn nhai của bệnh nhân. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do tuổi tác, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều thực phẩm gây hại cho răng.

 

✔️Sâu răng:

 

Khi về già sức khỏe thường suy yếu dẫn đến việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi. Sâu răng thường đi kèm với hiện tượng tụt nướu gây khó khăn trong việc ăn nhai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng.

 

✔️Bệnh nha chu:

 

Bệnh nha chu do mảng bám vi khuẩn gây nên. Mảng bám trên răng không được vệ sinh kĩ lưỡng và đúng cách lâu ngày tạo thành vôi răng gây nên tình trạng viêm nhiễm và phá hủy mô nâng đỡ của răng. Bệnh nha chu gây hôi miệng, khiến răng lung lay, mất răng cản trở quá trình ăn nhai và hấp thu dinh dưỡng. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng mà bệnh nha chu còn tác động xấu tới các bệnh toàn thân của người cao tuổi như bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, nội tiết, hô hấp...

 

✔️ Các bệnh về niêm mạc miệng:

 

Niêm mạc miệng của người cao tuổi thường dễ bị tổn thương hơn người trẻ. Do yếu tố tuổi tác, niêm mạc bị teo mỏng dần, mất tính đàn hồi , dễ chấn thương và nhiễm khuẩn. Ngoài ra các bệnh toàn thân và việc sử dụng một số thuốc trị bệnh cũng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng.

 

� Những điều cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi.

 

Sức khỏe răng miệng có liên quan mật thiết tới sức khỏe toàn thân của con người. Do vậy, việc chăm sóc răng miệng cần được hết sức chú ý, đặc biệt ở người cao tuổi. Răng miệng suy yếu ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai, hấp thu dinh dưỡng ở người lớn tuổi. Từ đó gây nên nhiều hệ quả như suy dinh dưỡng, làm chậm quá trình hồi phục của các bệnh toàn thân khác. Dưới đây là những điều người cao tuổi cần lưu ý để có hàm răng khỏe mạnh:

 

✔️ Đánh răng thường xuyên: người cao tuổi thường không chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng, hoặc do sức khỏe suy yếu nên việc đánh răng trở thành một thử thách. Tuy nhiên trên thực tế đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối trước khi ngủ là cách phòng bệnh răng miệng tốt nhất. Chỉ nha khoa cũng là phương pháp được các nha sĩ khuyên dùng.

 

✔️ Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa florua: Florua trong nước súc miệng và kem đánh răng giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu, sâu răng. Sử dụng nước súc miệng giúp dễ dàng vệ sinh khoang miệng loại bỏ vi khuẩn gây hại.

 

✔️ Chế độ ăn uống phù hợp: người cao tuổi cần bổ sung đạm từ thịt, trứng, sữa, hải sản và các loại đậu. Bên cạnh đó rau củ và các loại trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng rất tốt cho sức khỏe răng miệng, giúp răng khỏe mạnh. Người già cũng cần hạn chế các loại nước ngọt có ga, các đồ ăn quá cứng hoặc quá nhiều dầu mỡ, chất béo, đường…

 

✔️Kiểm tra răng miệng định kì tại nha khoa: người cao tuổi thường có tâm lý ngại đi khám bệnh răng miệng, hoặc sợ các thủ thuật nha khoa nên việc thăm khám răng định kì gần như bị bỏ qua. Lời khuyên từ nha sĩ là người cao tuổi cần đi kiểm tra răng miệng từ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

 

✔️ Phục hình răng sau khi mất răng: việc mất răng cản trở việc ăn nhai, làm suy yếu sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của người cao tuổi. Vì vậy phục hình nha khoa sau khi mất răng là cần thiết. Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình răng cho người cao tuổi như hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ hoặc Implant nha khoa. Bệnh nhân nên tới những nha khoa uy tín để được thăm khám cũng như tư vấn phương pháp phục hình phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

 

✔️ Nâng cao nhận thức của người cao tuổi về sức khỏe răng miệng: Sức khỏe răng miệng là vấn đề chưa được thực sự quan tâm ở người cao tuổi. Thực tế cho thấy sức khỏe răng miệng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe toàn thân. Bởi vậy nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề răng miệng là cần thiết giúp người cao tuổi phòng ngừa nguy cơ mắc các căn bệnh khác.

 

Trên đây là một số chia sẻ về các vấn đề răng miệng thường gặp cũng như lời khuyên hữu ích cho sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. HyHi vọng bài viết trên giúp những độc giả cao tuổi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng để từ đó có biện pháp phòng ngừa cũng như chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Facebook
Gọi ngay: 0977659803